Sau 20 năm trả về Trung Quốc, giá nhà đất Hong Kong thay đổi ra sao?

Cập nhật: 11/07/2017 | Lượt xem : 6779

Kể từ thời điểm năm 1997, tiền và quyền của Trung Quốc ngày càng tăng ở Hong Kong đã khiến khu vực này có rất nhiều thay đổi. Các doanh nghiệp thuộc Đại lục có nhiều tiền mặt đua nhau tranh giành không gian văn phòng tốt nhất tại khu vực trung tâm, kéo giá đi lên.

Theo CNN, một người Hong Kong biết khu phố họ đang ở đắt đỏ hơn khi những thương hiệu lớn như Gucci chuyển ra. Đây chỉ là một trong số nhiều công ty phương Tây chọn sai đường đi giữa đợt bùng nổ BĐS tại Hong Kong. Tại các khu vực trọng yếu của thành phố, giá BĐS thương mại gần như tăng gấp đôi kể từ khi Anh trả đặc khu lại cho Đại lục. Hiện BĐS tại đây thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới.

Kể từ thời điểm năm 1997, tiền và quyền của Trung Quốc ngày càng tăng ở đặc khu này đã khiến đây trở thành tâm điểm của sự thay đổi. Các doanh nghiệp thuộc Đại lục có nhiều tiền mặt đua nhau tranh giành không gian văn phòng tốt nhất tại khu vực trung tâm, kéo giá đi lên. Những doanh nghiệp như Gucci và Burberry lại tìm đến những văn phòng rẻ hơn, xa hơn.

Quan cảnh từ quận Tsim Sha Tsui nhìn ra các tòa nhà bên kia bến cảng Victoria

Dòng chảy doanh nghiệp vào Hong Kong từ Đại lục đã phản ánh sự thay đổi lớn trong vai trò trung tâm kinh doanh của đặc khu. Giám đốc nghiên cứu Hong Kong Denis Ma của JLL cho biết: "Khi được trả về Trung Quốc, Hong Kong được xem là bước đệm của các doanh nghiệp đa quốc gia muốn tham gia vào thị trường Trung Quốc. Trên một mặt nào đó, điều này hiện vẫn đúng. Nhưng thực tế vài năm qua, các công ty Đại lục đã bắt đầu có quan điểm tương tự về Hong Kong, xem đây là bước đệm để liên kết rộng hơn với thế giới".

Số doanh nghiệp Đại lục đang tăng mạnh. Theo CBRE, Hong Kong hiện có 1.123 công ty Đại lục đang hoạt động, gần gấp 3 lần so với số lượng 20 năm trước. Doanh nghiệp Đại lục cũng chiếm 64% giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Hong Kong, tăng nhanh so với mức 16% vào năm 1997.

Xu hướng này được dẫn dắt nhờ những thay đổi ở Trung Quốc. Những chính sách mà chính phủ áp dụng với doanh nghiệp Đại lục ở Hong Kong ngày càng cởi mở. Bắc Kinh cũng ngày càng khuyến khích doanh nghiệp mở rộng ra nước ngoài. Những năm gần đây cũng đã và đang có một dòng vốn lớn chảy khỏi Trung Quốc.

BĐS Hong Kong cũng theo đó mà bùng nổ. Theo CBRE, chủ BĐS trung bình thu 264 USD/foot vuông (1 foot vuông = 0,093m2) văn phòng cho thuê cao cấp tại trung tâm Hong Kong, cao hơn nhiều so với số tiền thu được của chủ BĐS ở khu West End (London, Anh, 146 USD) hay khu Midtown Manhattan (New York, Mỹ, 144 USD).

CBRE cho biết việc sở hữu nhà ở tại Hong Kong ngày càng khó khăn hơn vì giá cả đã tăng vọt 89% từ năm 1997. Theo công ty chính sách công Demographia, Hong Kong là thành phố có giá cả đắt đỏ nhất thế giới trong 7 năm liên tiếp.

Giá BĐS tăng vọt khiến một số hãng đa quốc gia đã phải dạt ra những vùng khác của Hong Kong. Một số ít công ty khác đã từ bỏ vùng đất này. Năm 2012-2016, hơn 100 văn phòng của công ty Mỹ đã phải rời khỏi Hong Kong.

Dù vậy, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong Tara Joseph cho hay, số công ty từ bỏ Hong Kong tương đối nhỏ. Nguyên nhân khiến các hãng này rời đi là do chi phí thuê mướn cao, và sự lao dốc của một số ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành bán lẻ. Bà Joseph cho hay: "Các công ty Mỹ vẫn xem Hong Kong như là trụ sở chính của họ"